Cách vào số xe ô tô tự động an toàn, đúng cách và dễ dàng nhất cho người mới tập

Cách vào số xe ô tô tự động đúng cách là thao tác quan trọng trong điều khiển ô tô khi tham gia giao thông. Kỹ thuật vào số xe nếu thực hiện đúng sẽ đảm bảo an toàn, đồng thời giúp bảo vệ động cơ xe bền đẹp và tiết kiệm nhiên liệu. Mời bạn đọc đồng hành cùng bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách vào số xe tự động.

Những điều cần nhớ trước khi vào số xe ô tô tự động

Xe ô tô tích hợp hộp số tự động Automatic Transmission (AT) ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích chọn lựa sử dụng thay thế xe số sàn. Tuy nhiên, nếu chưa nắm rõ những quy tắc và cách vào số xe ô tô tự động một cách chính xác, người tập lái có thể vô tình gây ra nhiều nguy hiểm cho chính bản thân và người khác khi tham gia giao thông.

Cách vào số xe ô tô tự động an toàn cho người mới tập lái

Chính vì vậy, bạn cần phải nắm vững các lý thuyết trước khi thực hành vào số xe và di chuyển. Dưới đây là những quy tắc nhất định bạn phải ghi nhớ khi lái xe.

Nhớ kỹ các ký hiệu điều khiển số tay

Ở mỗi hãng xe khác nhau sẽ có cách sắp xếp và thiết kế các ký hiệu khác nhau với mục đích tạo tính thẩm mỹ. Thông thường, các ký hiệu này sẽ được nằm trên đường thẳng, ziczac hoặc dạng vòng tròn ở một số dòng xe cao cấp. Tuy nhiên, dù được sắp xếp theo cách nào, các ký hiệu và mục đích sử dụng của chúng đều thể hiện những vai trò nổi bật sau:

  • Chế độ sổ tay Manual: Với ký hiệu chung là chữ M, có vai trò điều khiển cấp số sau khi lên dốc, xuống dốc, hoặc khi tăng tốc vượt xe.

  • Chế độ lái xe thể thao Sport: Ký hiệu là chữ S

  • Chế độ tăng giảm cấp sốc trên vô lăng: Ký hiệu là +/-

  • Chế độ số tay theo cấp độ 1 - 2 - 3: Ký hiệu lần lượt là D1, D2, D3 (theo số tiến)

  • Chế độ theo số 1, 2, của xe số sàn: Ký hiệu lần lượt là L, L1, L1 (Low)

Nắm chắc các ký hiệu trên cần điều khiển

Trên cần điều khiển của xe ô tô hộp số tự động cũng tồn tại các ký hiệu mà bạn bắt buộc phải ghi nhớ và không được phép nhầm lẫn khi lái xe. 4 ký hiệu phổ thông mà tất cả các xe đều có chính là P – R – N – D. Cụ thể:

  • P (Park): Là chế độ đỗ xe, cho xe về số P khi xe dừng đỗ lâu.

  • R (Reverse): Là số lùi, có vai trò dùng để lùi đỗ xe, hoặc khi chạy lùi xe về phía sau.

  • D (Drive): Là số tiến giúp xe di chuyển phía trước.

  • N (Mo Neutral): Có tác dụng ngắt truyền động hộp số, sử dụng khi xe cần cứu hộ.

Các ký hiệu trên cần số xe số tự động

Ngoài ra, một vài dòng xe cao cấp hiên nay, bộ cần số được trang bị thêm các nút chức năng bổ trợ như:

  • D3: Chạy xe tự động với tốc độ chậm di chuyển vào những đoạn đường khó đi, ổ gà, ổ voi.

  • D1, D2: Sử dụng khi xe chạy ở những đoạn đường đèo sẽ đảm bảo an toàn và hạn chế hư hại tối đa cho động cơ xe.

  • OD (Overdrive): Dùng chế độ này để vượt dốc cao.

  • S: Cho phép lái xe di chuyển một cách linh hoạt.

  • L: Dùng khi xe đang có tải trọng lớn.

  • B: Dùng khi xuống dốc cần hãm tốc động cơ.

Hướng dẫn cách vào số xe ô tô tự động chi tiết nhất

Khác với cách vào số sàn xe ô tô, khi điều khiển xe sử dụng hộp số tự động, người lái xe có thể điều khiển dễ dàng và tập trung hơn bởi không phải vào số hay đạp chân côn. Ngoài ra, việc sử dụng xe hộp số tự động còn giúp hạn chế các rủi ro như chết máy, ngang dốc khởi động dễ dàng, êm ái và ít giật hơn khi vận hành. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử lý và chạy xe đúng cách, các ưu điểm trên sẽ không được phát huy hết khả năng.

Dưới đây là cách lái xe ô tô số tự động một cách an toàn và đảm bảo nhất:

Căn chỉnh và kiểm tra an toàn trước khi vào số

Đây là bước đầu tiên quan trọng trong lái xe nhưng lại không được nhiều người chú trọng. Để có một hành trình an toàn và thỏa mái, bạn cần căn chỉnh và thực hiện kiểm tra xe. Điều này hạn chế những rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành. 

Khi lên xe, bạn cần điều chỉnh ghế ngồi cho phù hợp. Tiếp đến là quan sát gương, căn chỉnh sao cho có thể dễ dàng quan sát phía sau, hai bên, xác định điểm mù khi lái xe.

Ngoài ra, ở một vài model xe hộp số tự động khác không yêu cầu đạp phanh, đồng thời có thể tự khởi động khi bạn để cần số ở N. Tuy nhiên, bạn nên chỉnh cần số P, sau đó đạp chân phanh rồi mới tiến hành khởi động để an toàn hơn cho mỗi lần lăn bánh.

Kiểm tra gương và các thiết bị an toàn trước khi khởi động

Quan sát và học thuộc các vị trí điều khiển của xe

Không chỉ cần ghi nhớ các ký hiệu trên xe, điều cơ bản bắt buộc bạn phải nhớ rõ chính là vị trí của các công cụ trong hệ điều khiển ô tô là vô lăng, phanh tay, chân ga, cần gạt số, không bao giờ bạn được phép nhầm lẫn chức năng của chúng. 

Chính vì vậy, trước khi lên xe, bạn cần quan sát một lần tỉ mỉ chức năng của từng công cụ và những ký hiệu cần thiết khi sử dụng. Trong những trường hợp cấp bách, điều này có thể giúp bạn hạn chế tối đa những nhầm lẫn, sai sót để đảm bảo an toàn cho bạn.

Quan trọng hơn, hãy luôn nhớ thắt dây an toàn trước khi cho xe chuyển động để bảo vệ bản thân.

Tham khảo: Hướng dẫn học lái xe B1 nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất

Khởi động và vào số vận hành

Ở những dòng xe chưa có smartkey, bạn sử dụng khóa chìa, vặn chìa theo chiều kim đồng hồ cùng lúc với thao tác đạp chân phanh để khởi động xe. Đối với những dòng xe cao cấp hơn đã được trang bị nút Start/ Stop, bạn chỉ cần đặt chìa khóa ở gần, sau đó nhấn chân phanh và ấn nút khởi động là được.

Sau khi xe nổ máy, bạn cần nhanh tay di chuyển cần số cho xe tiến về phía trước với số D (Drive) đồng thời đạp chân ga cho ô tô. Lúc này bạn chú ý thả phanh tay khi đạp phanh và di chuyển cần số.

Để dừng xe, bạn chuyển từ chân ga sang chân phanh. Tuy nhiên với thao tác này bạn cần phải hết sức tập trung và cẩn trọng. Hiện nay có rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng bắt nguồn từ nhầm lẫn chân ga và chân phanh. Hai loại này có vị trí nằm gần nhau, trong khi để phanh xe cần một lực mạnh, lực này có thể dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm nếu xảy ra nhầm lẫn. Với chị em phụ nữ, tốt nhất là nên hạn chế việc đi giày cao gót khi lái xe.

Bạn cần lưu ý vị trí của chân ga và chân phanh để tránh nhầm lẫn đáng tiếc

Lùi xe và xử lý tình huống khẩn cấp

Trước khi lùi xe, bạn nên để ý quan sát phía sau xe và hai bên, sau đó đạp phanh nhẹ nhàng rồi di chuyển sang đạp ga, di chuyển cần số tới R.

Trong một số trường hợp cấp bách, chuyên gia khuyến nghị bạn vẫn nên để động cơ xe hoạt động và không nên tắt máy. Nếu xe mất phanh nên đưa cần số về các cấp 1, 2, 3 khi xe đang ở đường dốc hoặc số N khi xe ở đường thẳng để giúp xe được an toàn hơn. Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không nên đưa xe về số N khi xe đang ở đường dốc.

Trong những trường hợp kẹt ga, bạn nên ngắt truyền động cho ô tô bằng cách chuyển cần số về số N rồi đạp chân phanh từ từ để giảm tốc cho đến khi ô tô dừng hẳn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách vào số xe ô tô tự động an toàn cho bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể dễ dàng vận hành xe và thuần thục các thao tác lái xe số tự động.

Bình luận