Bướm ga là bộ phận chứa không khí đi vào trong động cơ. Bướm ga được mở khi tài xế đạp ga và cho phép gió đi vào ống góp hút. Sau thời gian dài sử dụng, bướm ga có thể bị đóng cặn bẩn và làm giảm hiệu suất động cơ.
Hậu quả khi bướm ga bị đóng cặn bẩn
Bướm ga thường được nối với lọc gió và đặt trên đầu vào của ống góp hút. Đây là nơi thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh không khi đi vào buồng đốt. Khi đạp ga, cánh bướm sẽ mở ra cho phép gió đi vào ống góp hút.
Theo thời gian sử dụng, bộ phận này sẽ bị đóng cặn bẩn, khi kiểm tra có thể thấy muội đen bám bên trong họng hút và xung quanh bướm ga. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với động cơ của ô tô.
Theo thời gian sử dụng, bướm ga ô tô sẽ bị đóng cặn bẩn
Do bụi bẩn bám chặt vào bướm ga, chúng sẽ làm mất vị trí đầu chuẩn của bộ phận này. Thông qua đó làm giảm hiệu suất của động cơ, dẫn đến tình trạng khó nổ máy hoặc òa ga. Bụi bẩn bám nhiều cũng khiến cho độ mở của bướm ga bị sai lệch, kéo theo tình trạng đẩy xăng phun không phù hợp.
Bướm ga dính bụi cặn cũng dễ gây ra tình trạng tắt xe đột ngột. Hiện tượng này rất nguy hiểm khi tài xế đang lưu thông trên đường. Đồng thời do độ mở bị sai lệch, lượng xăng phun cũng bị ảnh hưởng dẫn đến việc tiêu hao xăng nhiều hơn bình thường.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn nên loại bỏ và làm sạch bướm ga ô tô sau khi xe chạy được quãng đường 160.000 km. Tuy nhiên cách làm sạch bướm ga tốt nhất là sau khoảng 50.000km di chuyển. Khi đó sẽ đảm bảo động cơ hoạt động bình thường, đồng thời làm tăng tuổi thọ cho động cơ và cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu cũn như giảm chất thải.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bạn cách chạy xe số sàn không bị tắt máy
Cách làm sạch bướm ga tốt nhất là sau khoảng 50.000km di chuyển
Cách vệ sinh bướm ga ô tô
Để vệ sinh bướm ga ô tô, tài xế có thể đưa xe đến với các trung tâm bảo dưỡng ô tô. Tuy nhiên nếu chủ xe muốn tự tay vệ sinh bướm ga ô tô tại nhà cũng có thể làm theo quy trình sau. Với các dụng cụ: chất làm sạch bướm ga, dụng cụ sửa chữa ô tô, bộ lọc gió thay thế, giẻ lau, vít đầu phẳng và vít đầu phillips.
Sau khi tháo cáp ắc-quy, tài xế có thể tiếp tục tháo nắp bộ lọc khí, bộ cảm biến lưu lượng khí và ống nạp dưới. Nhẹ nhàng tháo ống hút khi ra khỏi bướm ga cùng toàn bộ ống hút không khí vào ra khỏi khoang động cơ. Kiểm tra bộ lọc gió của ô tô, nếu bộ lọc đã bị đóng bẩn thì chủ xe nên thay mới bằng một bộ lọc không khí phù hợp với dòng xe của mình.
Sử dụng dung dịch vệ sinh bướm ga ô tô phun xung quanh thân bộ phận này. Chờ trong khoảng 3 phút rồi bắt đầu dùng giẻ lau vệ sinh cho bướm ga. Tài xế cũng cần chú ý kiểm tra lưỡi ga bên trong để làm sạch các cạnh, liên tục sử dụng dung dịch làm sạch để vệ sinh kĩ lưỡng hơn. Sau khi làm sạch phần thân bướm ga, chủ xe nên tháo van điều tiết để làm sạch bên trong để đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng về sau.
Sử dụng dung dịch vệ sinh bướm ga ô tô phun xung quanh thân bộ phận này
Sau khi hoàn thành quy trình vệ sinh bướm ga ô tô, chủ xe có thể thử khởi động lại xe và lái đi vài vòng để kiểm tra tính ổn định.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân bướm ga bị bẩn và cách vệ sinh bướm ga để tăng độ bền cũng như đảm bảo hiệu suất hoạt động. Bạn đọc nên quan tâm nhiều hơn đến các bộ phận, chi tiết nhỏ trong ô tô, đặc biệt là bướm ga, tránh trường hợp chúng bị hỏng, ảnh hưởng đến khả năng vận hành và gây nguy hiểm trong quá trình di chuyển.
Bình luận