Xe ô tô bị hỏng côn nguyên nhân và cách sửa chữa

Nếu bạn chưa nắm chắc trong tay nguyên nhân và cách khắc phục lỗi “Xe ô tô hỏng côn”. Hãy cùng AutoGroup tham khảo bài viết sau đây để trang bị thêm cho mình những kỹ năng chăm sóc xe hiệu quả nhất nhé!

​Là bộ phận ly hợp cầu nối giữa động cơ, hộp số và cầu chủ động, quan xe sắm vai trò rất quan trọng trong quá trình di chuyển và điều khiển chiếc xe. Nếu côn xe ô tô bị gặp sự cố sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của xe, thậm chí chiếc xe của bạn sẽ không hoạt động được nữa.

Cấu tạo của côn xe ô tô

Côn xe là bộ phận ly hợp cầu nối giữa động cơ, hộp số và cầu chủ động. Côn xe có cấu tạo cụ thể như sau, bao gồm Moay-ơ then hoa được thiết kế ăn khắp với trục số sơ cấp và một tấm kim loại tròn được ghép bằng đinh tán.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống côn xe được diễn đạt như sau: Rãnh theo hoa được ăn khớp và quay theo trục số sơ cấp, đồng với với vòng quay này là đĩa di chuyển theo trục dọc khi chiếc xe được được đóng ngắt ly hợp. Bên cạnh đó phần đĩa ma sát kết hợp cùng hệ số ma sát mang lại dây chuyền hoạt động ổn định cho hệ thống côn xe, phần đĩa của côn xe được làm bằng chất ami cao cấp có khả năng chịu nhiệt cao, cùng với đó là sợi cotton được đúc bằng đồng chắc chắn.

Cấu tạo của côn xe ô tô

Khi bạn thực hiện đóng côn xe hệ thống mâm bám chặt đĩa ma sát vào bánh đà đang quay và lò xo giảm chấn khi đĩa ma sát quay cùng bánh đà. Giữa hai bề mặt đĩa ma sát còn có lò xo đệm bề mặt kiểu máng gợn sóng hoặc uốn cong. Lò xo này yếu đi khi ly hợp đóng và cho phép đĩa ma sát uốn cong vào phía trong giúp ly hợp đóng êm ái hơn.

Xem thêm: Cách vào số sàn xe ô tô nhanh chóng và chính xác cho người mới tập lái

Nguyên nhân và biểu hiện khi côn xe bị hỏng

Một số nguyên nhân và biểu hiện khi côn xe bị hỏng bao gồm:

Thả côn không đều chân

Trường hợp phổ biến nhất xảy ra với côn xe là hoạt động lá côn không êm dẫn đến hiện tượng sau khi cài số hoặc buông chân côn động cơ xe bị giật và rung mạnh. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này xuất phát từ việc điều chỉnh chân côn xe không chuẩn hoặc do một chi tiết nào đó trong bộ ly hợp này đang gặp sự cố, cụ thể như lò xo, bàn ép …

Để khắc phục sự cố này một cách hiệu quả và an toàn nhất bạn nên mang chiếc xe đến gara ô tô để được đội ngũ nhân viên bảo dưỡng tu sửa lại theo đúng quy trình kỹ thuật.

Nên mang xe đến gara ô tô để được đội ngũ nhân viên bảo dưỡng tu sửa

Bàn đạp côn bị rung

Trường hợp nếu bạn ấn nhẹ vào bàn đạp ly hợp trong khi động cơ xe đang nổ cảm nhận thấy hệ thống này bị rung, tuy nhiên khi ấn với một lực mạnh hơn hiện tượng rung sẽ biến mất. Hiện tượng này báo hiệu chiếc xe của bạn đang gặp sự cố về côn, cụ thể là do lỗi lắp ráp côn không đúng kỹ thuật.

Nếu cố tình để hiện tượng này diễn ra với thời gian dài côn xe của bạn sẽ bị mài mòn nhanh chóng. Nếu bạn đã thành thạo về nguyên lý hoạt động và quy trình tháo lắp côn, bạn có thể tháo ra và lắp đặt lại theo đúng quy trình và vị trí của bộ ly hợp này. Vì đây là một hệ thống hoạt động logic với nhau nên cần kỹ thuật lắp cao, khi bạn chưa thật sự sẵn sàng có thể mang xe đến địa chỉ gara ô tô gần nhất để được sửa chữa kịp thời tránh ảnh hưởng đến những thiết bị khác trong cùng hệ thống.

Đạp côn nặng

Độ nhạy của côn xe được xem là chi tiết được quan tâm đến khi bước vào khoang lái của chiếc xe, nếu chiếc xe đã được trang bị tính năng trợ lực côn mà bạn vẫn gặp khó khăn trong việc đạp côn xe. Cụ thể bạn phải tác động lực mạnh mới có thể tác động đến côn xe, nguyên nhân chính của sự cố này bắt nguồn từ việc côn xe thiếu dầu dẫn đến côn xe gây ra khó khăn trong việc điều khiển.

Tham khảo: Hướng dẫn cách lái xe xuống dốc an toàn, chuẩn xác nhất

Nếu đạp côn bị nặng cũng là biểu hiện của côn hỏng

Có tiếng kêu khi đạp côn

Khi đạp côn nếu có tiếng động kèm theo có thể vòng bi của bộ ly hợp này đang gặp sự cố, có thể vì quá trình sử dụng lâu vòng bi bị mòn hoặc thiếu mỡ bôi trơn. Để khắc phục tình trạng này bạn nên thay vòng bi mới hoặc bổ sung thêm mỡ cho vòng bi để nó hoạt động được trơn tru hơn.

Để chắc chắn hơn bạn có thể tham khảo cách kiểm tra sau để xác định rõ giá trị của vòng bi: Trước tiên bạn khởi động chiếc xe của mình và bắt đầu cài số và nhả ½ hành trình bàn đạp côn hoặc tăng tốc, nếu chiếc xe hoạt động bình thường êm ái không bị “giật” chứng tỏ côn vẫn hoạt động tốt.

Xe vượt dốc khó khăn do trượt côn

Cụ thể khi bạn cho chiếc xe của mình leo dốc hoặc tăng tốc với tốc độ cao nhưng có cảm giác xe bị ì lại. Đây là báo hiệu momen từ động cơ chưa được truyền tới bánh xe do côn xe bị trượt. Nguyên nhân chính dẫn đến việc trượt côn là do đĩa ma sát bị mòn, hoặc do dầu.

Những lưu ý khi sử dụng côn xe ô tô 

Nếu bạn cho xe khởi hành với số 1, bạn nên nhả côn từ từ để tránh việc xe bị giật máy hay chết máy ngay lập tức, tuy nhiên khởi động với số hai thì khác bạn nên thả côn nhanh hơn vì lúc này xe đã hoạt động theo quán tính.

Trong điều kiện di chuyển bình thường bạn nên thả chân khỏi bàn đạp côn tránh việc tì chân côn lưng chừng dẫn đến côn bị ma sát liên tục sẽ bị mòn lá côn.

Trong điều kiện di chuyển bình thường bạn nên thả chân khỏi bàn đạp côn

Để tránh việc chết máy giữa đường khi xe dừng tạm thời bạn nên về số 0 thay vì đạp hết côn, điều này sẽ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi cho đôi chân của mình vừa không lo tắt máy.

Đối với những người mới lái xe sẽ thấy quá trình điều khiển côn của những chiếc xe số sàn, tuy nhiên nếu bạn thường xuyên luyện tập khi sử dụng thành thạo sẽ cảm thấy nó rất tiện lợi, có những thao tác thuận lợi hơn xe số tự động.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân và cách khắc phục lỗi “Xe ô tô hỏng côn”. Hi vọng sẽ mang lại chủ nhân xe sang những thông tin bổ ích nhất cùng những dấu nhận biết xe gặp sự cố về côn sẽ là trang bị quan trọng cho bạn trong quá trình sử dụng xe.

Bình luận